Vụ việc ăn hải sản hết 42 triệu, có thêm một tình tiết pháp lý mới, đó là: Nhóm khách hàng có cho rằng, khi gọi món và thỏa thuận giá, chỉ là một Người trong nhóm (Chúng ta tạm gọi là Ông X) đứng ra đại diện giao dịch với Nhà hàng, nhưng khi tính tiền thì lại là một Người khác (Cũng trong cùng nhóm)?! Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Ông X có thẩm quyền đại diện cho 21 Người còn lại, để trao đổi với Nhà hàng, về việc gọi món, thống nhất giá cả hay không. Điều này chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm đại diện.

  1. Đại diện là việc một/nhiều Người nhân danh và vì lợi ích của một/nhiều Người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
  2. Quay lại với vụ việc nêu trên, Chúng ta thấy rằng Nhóm gồm 22 Người này đi chung với nhau, và Ông X là một trong 22 Người này. Ông X là Người đứng ra gọi món, thỏa thuận giá cả với Nhà hàng, vậy Ông X có được xem là Người đại diện của Nhóm hay không, có thẩm quyền đại diện, thay mặt Nhóm xác lập giao dịch với Nhà hàng hay không?!
  3. Tất nhiên, không có văn bản ủy quyền nào đã được lập trong trường hợp này cả – Và pháp luật không hề quy định việc ủy quyền bắt buộc phải lập thành văn bản, trừ một số trường hợp nhất định. Và pháp luật cũng đã có những dự liệu cụ thể cho trường hợp như vụ hải sản vừa nêu, để tránh những Người thiếu thiện chí có thể tìm cách trốn tránh nghĩa vụ. Thật vậy – 22 Người trong một nhóm đi chung với nhau, Ông X đứng ra gọi món, thống nhất giá cả: 21 Người còn lại trong nhóm, biết rõ điều này nhưng không hề phản đối, vẫn để cho Ông X xác lập giao dịch, và sau đó cả nhóm cùng thưởng thức. Như vậy việc 21 Người này biết mà không phản đối và còn ăn chung sau đó, cho thấy Họ chấp thuận mặc nhiên cho Ông X đại diện Họ, để giao dịch với Nhà hàng. Do đó theo quy định tại Điều 142.1.a Bộ luật dân sự 2015, thì giao dịch mà Ông A đã xác lập có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành với cả Nhóm.
  4. Ngoài ra, việc cả Nhóm đi chung với nhau, Ông X đứng ra gọi món cho cả 22 Người ăn, nhưng không ai có động thái gì, cả Nhóm vẫn ngồi ăn vui vẻ – Điều này, khiến cho Nhà hàng, có quyền suy luận hợp lý rằng, Ông X chính là “Trưởng đoàn”. Do đó – Theo quy định tại Điều 142.1.c Bộ luật dân sự 2015, thì chính những Người này đã có lỗi dẫn đến việc Nhà hàng cho rằng, Ông X có tư cách đại diện, do đó giao dịch đã thực hiện có giá trị pháp lý với cả Nhóm người này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *