Hình sự hóa là việc biến một hành vi vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lts bằng một chế tài khác và nhẹ thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử lý bằng chế tài hình sự – loại chế tài nặng nhất.

Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là duy trì một trật tự công cộng, bảo đảm một môi trường xã hội yên bình cho mọi người có thể sống an cư, lạc nghiệp và để hoàn thành chức năng không dễ dàng đó, Nhà nước đặt ra pháp luật, hướng dẫn, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mọi người, đưa mọi hành vi, cách ứng xử của con người vào trật tự, ổn định, cùng nhau duy trì, giữ gìn trật tự chung. Trong những Nhà nước dân chủ, mỗi người, trong khi tuân thủ pháp luật, hành sự một cách tự do, có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và đồng thời, không xâm phạm đến tự do của người khác. Như vậy, có thể nói, pháp luật vạch định cho mỗi người một khuôn viên rộng rãi để hành sự, ứng xử trong quan hệ giữa người và người. Chế tài có những loại khác nhau và tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, pháp luật quy định các loại chế tài khác nhau: chế tài kỷ luật, chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự và chế tài hình sự là loại nặng nhất: phổ biến như tước quyển tự do (phạt tù), tước tài sản (phạt tiền) và có khi tước cả mạng sống của con người (phạt tử hình).

Khi đề cập việc “hình sự hoá” một loại hành ví thì nên hiểu là loại hành vi đó trước không bị pháp luật cấm hoặc dù có bị pháp luật cấm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vẫn còn được xem là chưa đến mức phải áp dụng loại chế tài nặng hơn, thì trong hoàn cảnh mới, khi tình hình xã hội thay đổi, mức độ nguy hiểm của hành vi đó cho xã hội đã tăng lên, có khi rất đột ngột, do vậy, thái độ của Nhà nước đối với loại hành vi đó phải có sự điều chỉnh, không thể như trước, chế tài áp dụng phải được nâng lên, chuyển hoá. Đó là lúc mà việc hình sự hoá được đặt ra, được tiến hành. Như vậy, khi nói đến hình sự hoá thì phải hiểu đó là công việc của chức năng lập pháp vì chỉ có Quốc hội, cơ quan duy nhất có quyển lập pháp, ban hành pháp luật hình sự. Trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 1999, nhiệm vụ “hỉnh sự hoá” một loạt hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội đã được đặt ra. Hàng loạt tội danh “tổ chức đua xe trái phép” (Điều 206); “Tội đua xe trái phép” (Điều 207); “Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virut tin học (Điều 224); “Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử” (Điều 225) hoặc “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” (Điều 251) đã được đưa vào Bộ luật hình sự. Trong thực tiễn hoạt động tư pháp, có những lúc khái niệm “hình sự hoá” đã được vận dụng để chỉ việc một cơ quan tư pháp, thường trước hết ở giai đoạn điều tra, quy kết một hành vi, chẳng hạn, mang tính chất hoàn toàn dân sự như trả khoản nợ đến hạn nhưng theo yêu cầu của chủ nợ do con nợ dây dưa không chịu trả nợ, thành hành vi có dấu hiệu hình sự và khởi tố về tội có dấu hiệu “lửa đảo” hoặc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Đây là hiện tượng hình sự hoá trá hình và bị dư luận nghiêm khắc phê phán.

Dựa trên những điểm thống nhất đó, có thể hiểu khái niệm “hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế” như sau: “Hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế là sự sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hoàn trả tài sản xác lập từ giao dịch dân sự, kinh tế (chủ yếu từ hợp đồng dân sự, kinh tế) tuy không cấu thành tội phạm nhưng đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự bởi các cơ quan tiến hành tố tụng”.

Theo cách hiểu này, hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế trước hết là sự sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự, là dạng làm oan sai người vô tội. Sự sai lầm này có thể là do cố ý hoặc vô ý. Trong thực tiễn, tuy không loại trừ hiện tượng cơ quan tố tụng (thông qua người tiến hành tố tụng) cố ý “hình sự hoá” nhưng sự sai lầm này chủ yếu được thực hiện một cách vô ý. Sự sai lầm ấy thể hiện ở việc cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố (tức là áp dụng pháp luật hình sự, áp dụng pháp luật tố tụng hình sự) ngay cả đối với hành vi chưa phạm tội (chưa đủ cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự). Cách hiểu về hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế kể trên cũng ám chỉ rằng hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế là sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan tố tụng vào sự vận động bình thường của các giao dịch dân sự, kinh tế, do đó xâm hại tới các quan hệ dân sự, kinh tế. Vì thế, chống hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế cũng là một trong những biện pháp bảo vệ các giao dịch dân sự, kinh tế, làm lành mạnh môi trường kinh doanh, góp phần làm giảm rủi ro trong môi trường kinh doanh vốn đầy thách thức của các nhà doanh nghiệp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *