Theo hồ sơ thì ông Cần và bà Mến kết hôn từ năm 1988. Trong quá trình chung sống, 2 vợ chồng tích cóp được một số vàng. Sau này, 2 vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần ly thân rồi lại quay lại với nhau. Chiều 20/05/2012, biết vợ và con trai chở trái cây xuống TP HCM bán, ông Cần dùng kìm và tua vit cạy két sắt lấy tiền vàng (tổng trị giá 1,3 đồng) mang đi cất giấu.

Tháng 9/2012, TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Cần 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản. Bị cáo sau đó xin giảm nhẹ hình phạt. Bà Mến cũng xin giảm án cho chồng vì không biết ông này lấy tài sản đem giấu, nếu biết đã không báo công an.

Cuối năm 2012, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy bản án này, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại. Theo HĐXX, vợ chồng ông Cần đang sống ly thân nhưng tài sản vẫn là của chung. Tòa sơ thẩm áp dụng hình phạt căn cứ toàn bộ số tài sản mà bị cáo lấy trộm là không đúng, phải xác minh mức đóng góp của ông Cần.

Ngày 3/7, sau hai ngày nghị án, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên trả tự do cho Nguyễn Thanh Cần (47 tuổi) vì không có cơ sở buộc tội. Trước đó, trong phần tranh tụng, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm cáo buộc bị cáo trộm tài sản của vợ như trong lần xét xử đầu tiên với mức đề nghị hình phạt 7-8 năm tù.

Quan điểm:

Trong vụ án này, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm lần 1 các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định sai về quyền sở hữu tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng, đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 33 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 vì vậy không có căn cứ xác định ông Mẫn chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong lần xét xử sơ thẩm thứ 2, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên ông Mẫn vô tội là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp bà Mến muốn đòi lại phần tài sản của mình trong khối tài sản chung thì phải khởi kiện ra Tòa Án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *