Sổ đỏ là ngôn ngữ thông dụng của người dân nhằm chỉ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Vì là hình thức thể hiện của một loại tài sản có giá trị đặc biệt đối với mỗi tổ chức cũng như cá nhân, nên thực tế, có quá nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến Sổ đỏ.


Tranh chấp thừa kế, tranh chấp cho vay, thế chấp, tranh chấp đòi tài sản là nhà đất, tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp chia tài sản khi ly hôn, và nhiều vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản … cũng liên quan đến Sổ đỏ.


Quá trình Luật sư cung cấp các dịch vụ liên quan đến sổ đỏ cho khách hàng cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, kinh tế, hình sự, có một số vấn đề Luật sư đã đúc rút ra như sau:
1. Nhiều người cố tình làm ra sổ đỏ đứng tên mình (với suy nghĩ, sổ đã đứng tên mình rồi, chẳng ai có thể đòi được) không đúng trình tự pháp luật, khi có tranh chấp xảy ra, Sổ đỏ hoàn toàn có thể bị hủy bởi quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.
2. Người dân không hiểu biết đầy đủ về hai chữ Sổ đỏ, dẫn đến việc mua bán nhà đất (trong đó có cả nhà chung cư) không đảm bảo tính pháp lý, rủi ro cao và hậu quả rất nặng nề (Hợp đồng vô hiệu, mất nhà, mất đất, mất tiền).
3. Tin người, không bảo quản, sử dụng sổ đỏ đúng quy định, dẫn đến bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng, đem sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng và hệ lụy là bị ngân hàng phát mại tài sản, mất nhà, mất đất.
4. Mong muốn để lại nhà đất cho con cháu, nhưng không biết thực hiện thủ tục như thế nào để đảm bảo giá trị pháp lý, không bị tuyên vô hiệu.. tránh xảy ra tranh chấp cho con cháu sau này hoặc đã có di chúc cho con cháu, khi người để lại di chúc chết, thì thực hiện thủ tục pháp lý tiếp theo như thế nào?

5. Việc làm sổ đỏ lần đầu, đăng ký sang tên Sổ đỏ khi chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn …đã được pháp luật quy định rất chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, đối với một số người, vì không có thời gian hoặc có một số vụ việc cũng rất phức tạp, nếu không mời luật sư tư vấn mà tự đi thực hiện thì gặp phải tình trạng mò mẫm và chi phí bỏ ra cũng không ít hơn chi phí mời luật sư tư vấn.
6. Một số trường hợp, tài sản chung vợ chồng đã được thỏa thuận phân chia, nhưng khi có tranh chấp xảy ra, thỏa thuận vẫn bị tuyên vô hiệu…
Vì vậy trước khi thực hiện giao dịch, người dân cần tìm hiểu các quy định của pháp luật để tránh các rủi ro không đáng có.
————————————————————-
Luật sư Phạm Kỳ Dương
☎ Mobile: 098 650 6668
Văn phòng Luật sư Giang Thanh
Địa chỉ: 197 Đặng Tiến Đông, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *