Mới đây, TANDTC đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Về sự cần thiết ban hành Nghị quyết

Sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 hướng dẫn áp dụng một sổ quy định củạ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19-6-2014 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01-01-2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới căn bản như: nâng độ tuổi kết hôn; tăng đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn; bạo lực gia đình là căn cứ để ly hôn; thay đổi độ tuổi hỏi ý kiến của con khi vợ chồng ly hôn; bảo vệ phụ nữ đối với hôn nhân không đăng ký; về chế độ tài sản của vợ chồng; xét đến yếu tố lỗi trong chia tài sản khi ly hôn và việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình; trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn cho cơ quan đăng ký hộ tịch … Qua thực tiễn thi hành Lụật Hôn nhân và gia đình năm 2014 các Tòa án đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc, bất cập, mà một phần nguyên nhân là nhiều quy định được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HDTP không còn phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19-6-2014.

Do đó, việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thầm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhan và gia đình năm 2014 là hết sức cần thiết.

Các nội dung chính trong dự thảo Nghị quyết:

Điều 2. Căn cứ cho ly hôn

  1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính đã được bà con thân thích cùa họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ, chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

  1. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Nếu thực tế cho thấy đã đươc nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
  2. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình, đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triên mọi mặt người nào chỉ biêt bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống

Điều 3. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

  1. Theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  2. Cha, mẹ, người thân thích khác là cha đẻ, mẹ đẻ, nếu cha mẹ đẻ không còn thì cha nuôi, mẹ nuôi; ông, bà ruột, anh ruột, chị ruột, em ruột của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Điều 4. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn

  1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn.

ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điếu kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

  1. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chông mât tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chông hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
  2. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự.

Điều 5. về thỏa thuận nuôi con

Khi giải quyết vụ án ly hôn nếu vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con chung thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con đồng ý ở với cha hoặc mẹ mà người này không có điều kiện chăm sóc con thì Tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao con cho người có điều kiện nuôi con tốt hơn trực tiếp nuôi dưỡng.

Điều 6. Cấp dưỡng nuôi con

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng va học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng bằng 2/3 mức lương cơ sở hoặc không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề

Điều 7. Phương thức cấp dưỡng nuôi con

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng thang, hàng quý, nửa năm, hàng,năm hoặc một lần. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức câp dưỡng hàng tháng.

Điều 8. Hiệu lực của việc cấp dưỡng nuôi con

Thời điểm cấp dưỡng tính từ ngày Tòa án lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành hoặc tính từ ngày tuyên án.

Điều 9. Việc chấm dứt nuôi con nuôi

Trường hợp đương sự yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi trong trường họp con nuôi chưa thành niên mà cha mẹ nuôi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sức khỏe sa sút, không đủ vật chất đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi chưa thành niên hoặc con nuôi không thể hòa hợp với cha mẹ nuôi, đồng thời cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột cùng mong muốn thống nhất chấm dứt việc nuôi con nuôi thì chấm dứt việc nuôi con nuôi là người chưa thành niên.

Điều 10. Nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ chồng

  1. Theo khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  2. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Điều 11. Việc định đoạt tài sản riêng của vợ chồng

Trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng riêng của vợ hoặc chồng đưa vào quản lý, sử dụng chung nếu tài sản sau quá trình được đưa vào quản lý, sử dụng mà giá trị tài sản đó tăng lên so với lúc đầu thì vợ, chồng phải chứng minh việc tăng lên này. Nếu việc tăng giá trị chứng minh được là từ tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sử dụng thì việc định đoạt tài sản không cần người vợ hoặc người chồng còn lại đồng ý. Ngược lại, nếu không chứng minh việc tăng giá trị tài sản từ tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sử dụng thì việc định đoạt cần phải có sự đồng ý của hai vợ chồng.

Điều 12. Hiệu lực thỏa thuận xác lập chế độ tài sản chung vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Điều 13. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Trường hợp Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án ly hôn nếu thấy thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm khoản 1 Điểu 50 LHN&GĐ năm 2014 thì Tòa án có quyền tuyên bố thỏa thuận về chế đô tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.

Điều 14. Chia tài sản chung vợ chồng liên quan đến ngưòi thứ ba

Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, trường hợp đương sự (nguyên đơn hoặc bị đơn) yêu cầu giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba nhưng Tòa án triệu tập người thứ ba đến thì người thứ ba không yêu cầu giải quyết, nguyên đơn và bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Tòa án vẫn giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng với người thứ ba.

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi nguyên đơn, bị đơn và tài sản tranh chấp ở hai nơi khác nhau

Trường hợp trong vụ án hôn nhân và gia đình nguyên đơn và bị đơn đều có cùng nơi cư trú hoặc có nơi cư trú khác nhau nhưng tài sản tranh chấp là bất động sản ở một nơi khác thì thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Điều 16. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi chia tài sản là bất động sản sau ly hôn

Trường hợp vụ án tranh chấp chia tài sản là bất động sản sau khi ly hôn mà nơi cư trú của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự .

Điều 17. Việc cung cấp địa chỉ của Nguyên đơn

  1. Trường hợp người Việt Nam ờ trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ bị đơn vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chi, tin tức của bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu can thiết.

– Nếu Tòa án yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

==========================================================

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *