Thực ra, trong BLTTHS 2015 không có khái niệm về “Quyền im lặng”, mà chỉ có nội dung chứa nội hàm về “Quyền im lặng” được quy định về quyền của người bị buộc tội tại các Điều 59 đến 62 BLTTHS. Quyền này của người bị buộc tội (gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện như sau: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Quyền này được thể hiện xuyên suốt từ khi bị bắt, bị khởi tố cho đến xét xử. Đây chính là tinh thần cốt lõi của “Quyền im lặng” được thể hiện trong BLTTHS 2015.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm, xác định sự thật khách quan của vụ án thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng theo Điều 10 BLTTHS 2003 (tương ứng điều 15 BLTTHS 2015) quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Cũng tại Điều 16 của Bộ luật TTHS 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *