- Khái niệm về lời khai của người làm chứng
“Điều 91. Lời khai của người làm chứng
- Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trà lời những câu hòi đặt ra.
- Không được dùng làm chúng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Lời khai của người làm chứng là sự trình bày bằng miệng của người làm chứng về những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, về đặc điểm nhân thân của người bị buộc tội, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Pháp luật Tố tụng Hình sự nhiều nước trên thế giới đều quy định về nguồn chứng cứ này, bởi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cành phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại… Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Nếu người làm chứng không nói rõ được do đâu mà họ biết được những tình tiết khách quan của vụ án hình sự, biết về những tình tiết đó trong hoàn cảnh nào, họ trực tiếp biết hay nghe ai nói lại, nếu nghe nói lại thì nghe ai nói, ở đâu… thì những tình tiết do người đó trình bày không được dùng làm chứng cứ.
- Kiểm tra, đánh giá lời khai của người làm chứng
Trong điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, phải chú ý cả những yếu tố khách quan lẫn những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong lời khai của người làm chứng: thời gian người làm chứng tri giác sự kiện, hiện tượng ngắn; khoảng thời gian từ khi tri giác sự kiện, hiện tượng cho đến khi cung cấp lời khai cho các cơ quan tiến hành tố tụng quá lâu; khoảng cách từ người làm chứng đến đối tượng được tri giác quá xa; điều kiện thời tiết không thuận lợi cho việc tri giác như sương mù, mưa, gió…); những kẻ phạm tội đã cố ý ngụy trang vấn đề mà người làm chứng đã nhận biết, tri giác; người làm chứng có mối quan hệ gia đình, công tác… với bị can, bị cáo hoặc người bị hại; một số giác quan của người làm chứng có khuyết tật; người làm chứng không chú ý đến sự kiện, hiện tượng đã tri giác… Trong trường hợp lời khai của những người làm chứng về cùng một sự kiện, hiện tượng có mâu thuẫn với nhau, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ mâu thuẫn đó, chứ không được áp đặt, suy diễn theo ý chí chủ quan.
- Đặc điểm tâm lý người làm chứng là người dưới 18 tuổi
Người làm chứng nói chung có tâm lý sợ phiền hà, không muốn mất thời gian ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt của mình, tốn kém tiền của hoặc bị phía đối tượng trong vụ án mua chuộc. Người làm chứng có thể được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để lấy lời khai, nhận diện, đối chất vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật… Điều đó ảnh hưởng đến thời gian làm việc, học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế thậm chí phải mất chi phí cho việc làm chứng (chi phí đi lại, ăn ở). Đối với người làm chứng là người dưới 18 tuổi, ngoài tâm lý nêu trên, các em thường lo lắng, sợ hãi bởi một số nguyên nhân sau đây:
– Do ít kinh nghiệm, ít va chạm nên các em chưa có khả năng để có thể tự bảo vệ mình, tâm lý sợ bị trả thù, sợ gia đình liên lụy khi đứng ra làm chứng.
– Các em sợ bị xử lý trước pháp luật do bản thân có liên quan tới sự việc tội phạm ở mức độ nhất định hoặc sợ bị phát hiện hành vi không tốt của mình, sợ bị liên đới chịu trách nhiệm với người phạm tội. Trường hợp người làm chứng không có hành vi liên quan tới sự việc phạm tội nhưng tình cờ được chứng kiến hành vi phạm tội trong khi bản thân các em đang làm những chuyện không đúng, do đó họ chỉ muốn tránh xa các cơ quan bảo vệ pháp luật để không bị lâm vào tình cảnh rắc rối. Đó còn chưa kể tới những trường hợp đã và đang có hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội nhưng chưa bị phát hiện, họ rất sợ phải tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật vì theo tâm lý “có tật giật mình”. Trong thâm tâm họ luôn sợ rằng “cái sảy nảy cái ung” nên có suy nghĩ tốt nhất không nên ra làm chứng để bảo vệ an toàn cho bản thân mình.
– Các em sợ ảnh hưởng không tốt đến uy tín, danh dự của bản thân hoặc đến mối quan hệ với các đối tượng trong vụ án. Khi ra làm chứng trước pháp luật, các em sợ bị mọi người xung quanh hiểu lầm mình có dính líu gì đó đến vụ án nên mới bị cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập. Mặt khác trong xã hội vẫn còn nhiều người thành kiến với việc kiện tụng, coi việc tố cáo nhau là xấu dù họ biết việc bị tố cáo là việc xấu, thậm chí là tội phạm. Họ muốn tội phạm bị trừng trị nghiêm minh nhưng nhiều người vẫn cảm thấy “áy náy” vì cho rằng vì mình đứng ra làm chứng mà người khác vào tù. Việc làm chứng với họ rất khó khăn nên thường thiếu nhiệt tình. Nếu giữa người làm chứng và bị can, bị cáo có mối quan hệ thân quen thì các em còn có thêm tâm lý sợ bị đưa lên bàn cân của dư luận, bị mất lòng tin với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sợ bị tẩy chay.
- Quy định về lấy lời khai người làm chứng theo pháp luật hiện hành
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015 có quy định về khái niệm của người làm chứng như sau: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng”. Lời khai của người làm chứng là sự trình bày bằng miệng của người làm chứng về những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại.
Lời khai của người làm chứng là môt trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đều quy định về nguồn chứng cứ này, bởi lẽ nguời làm chứng nắm bắt được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại…. Đây là nguồn chứng cứ quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Với yêu cầu là khai thác tối đa những gì mà người làm chứng biết được về vụ án, trả lời những câu hỏi đặt ra nhằm giải quyết đúng đắn vụ án.
Cần làm rõ mối quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác để có cơ sở kiểm tra, đánh giá tính khách quan thông tin từ lời khai của họ.
Trong điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, phải chú ý cả những yếu tố khách quan lẫn những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong lời khai của người làm chứng: thời gian người làm chứng tri giác sự kiện, hiện tượng ngắn; khoảng thời gian từ khi tri giác sự kiện, hiện tượng cho đến khi cung cấp lời khai cho các cơ quan tiến hành tố tụng quá lâu; khoảng cách từ người làm chứng đến đối tượng được tri giác quá xa; điều kiện thời tiết không thuận lợi cho việc tri giác như sương mù, mưa, gió…); những kẻ phạm tội đã cố ý ngụy trang vấn đề mà người làm chứng đã nhận biết, tri giác; người làm chứng có mối quan hệ gia đình, công tác… với bị can, bị cáo hoặc người bị hại; một số giác quan của người làm chứng có khuyết tật; người làm chứng không chú ý đến sự kiện, hiện tượng đã tri giác… Trong trường hợp lời khai của những người làm chứng về cùng một sự kiện, hiện tượng có mâu thuẫn với nhau, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ mâu thuẫn đó, chứ không được áp đặt, suy diễn theo ý chí chủ quan.
Và trong quá trình lấy lời khai nếu người làm chứng không nói rõ được vì sao họ biết được về những tình tiết vụ án mà người đó trình bày thì không được dùng làm chứng cứ của vụ án. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ khách quan của lời khai, đồng thời có cơ sở để cần thiết thì dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, đối chất.
Như vậy, lời khai của người làm chứng có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, góp phần cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và nhanh chóng.
- Quy định về hành vi khai báo gian dối
Việc làm chứng trước các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước; vì vậy, nếu người làn chứng từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cung cấp tài liệu sau sự thật hoặc khai báo gian dối, được quy định tại Điều 382 BLHS 2015:
“Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
- Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”