Vừa qua, báo Tuổi Trẻ có đăng tin cơ quan an ninh điều tra dã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quốc Cường (Thứ trưởng Bộ Y Tế) về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Cơ quan tố tụng xác định ông Cường đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định 7 loại thuốc. Vậy thiếu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ở đây là gì và thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 360 Bộ Luật Hình Sự 2015.
”1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
- a) Làm chết người;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Làm chết 02 người;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- a) Làm chết 03 người trở lên;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
* Từ điều luật việc dẫn có thể nhận thấy:
- I) Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, thông qua việc thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm được giao.
- II) Mặt khach quan của tội phạm: Hậu quả của tội phạm là hậu quả nghiêm trọng.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm và hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc.
III) Chủ thể của tội phạm: Đây là chủ thể đặc biệt, đó phải là người có chức vụ quyền hạn.
- IV) Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý, có thể do cẩu thả hoặc do quá tự tin.
Theo báo Tuổi Trẻ đã đăng tin thì việc ông Trương Quốc Cường bị khởi tố liên quan đến vụ việc nhập khẩu thuốc giả của công ty VN Pharma, vụ việc này đã gây ra hậu quả rất ngiêm trọng.
Ông Cường cho rằng, với cương vị là cục trưởng, ông đã chỉ đạo đơn vị chức năng liên hệ, đề nghị phía Canada trả lời chính thức bằng văn bản để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên phía Canada không có văn bản trả lời nên ông Cường đã chỉ đạo chuyển thông tin liên quan, đề nghị Cục An ninh chính trị nội bộ – Bộ Công an phối hợp xác minh làm rõ theo quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an.
Ngoài ra, trong khi chờ kết quả trả lời chính thức và kết quả xác minh, Cục Quản lý dược đã có văn bản đề nghị hải quan tạm dừng nhập khẩu đối với loại thuốc trên.
Như vậy, dựa trên những thông tin nếu trên, tác giả cho rằng ông Trương Quốc Cường đã thực hiện khá đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình trên cương vị Cục trưởng Cục Quản Lý Dược. Việc doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật để nhập khẩu thuốc giả là mằm ngoài ý thức chủ quan của ông Cường, chính vì vậy việc xác định trách hiệm hình sự của ông Trương Quốc Cường trong vụ án này cần được đánh giá một cách khách quan và toàn diện, chính xác và đầy đủ bởi đây là một tội danh rất nhạy cảm, cần đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội dựa trên những giá trị công bằng và bình đẳng…
=============================================
Viết tại Hà Nội, 11h30 ngày 09 tháng 11 năm 2021
Luật sư Phạm Kỳ Dương
( Liên hệ: 098.650.6668
Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/