Phụ huynh nên chủ động bảo vệ con trước những nguy hại đến từ mạng ảo (Ảnh minh họa)Phụ huynh nên chủ động bảo vệ con trước những nguy hại đến từ mạng ảo (Ảnh minh họa)

Gần đây cộng đồng phụ huynh đang dấy lên mối lo ngại về một số clip dành cho trẻ em trên youtube có nội dung xấu. Nổi bật là thử thách momo, các nhân vật hoạt hình bị xuyên tạc với nhiều hành động bạo lực, thậm chí xúi giục trẻ em tự tử.

Luật sư Phạm Kỳ Dương

Luật sư Phạm Kỳ Dương – Công ty Luật XTVN (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trích dẫn các nội dung quy định của pháp luật về vấn đề này:

Tại Khoản 2 Điều 29, Luật An ninh mạng 2018 có quy định về việc “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như sau: “Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.”

Khoản 5 Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 quy định: “Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.”

Tại Khoản 1 Điều 54, Luật Trẻ em 2016 quy định về “Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” như sau:

‘‘Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.’’

Như vậy có thể nhận thấy, Google với tư cách là chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông để lọt những nội dung độc hại trên kênh Youtube Kids là một thiếu sót, điều này đã xâm phạm đến các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em 2016 và Luật An ninh mạng 2018.

Theo quy định của pháp luật, Google có trách nhiệm “kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em”. Tuy nhiên, Google đã không có hành động gì để ngăn chặn việc chia sẻ các video có nội dung độc hại và chỉ khi Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử nhắc nhở thì Google mới có động thái can thiệp.

Luật sư Phạm Kỳ Dương cho rằng, trước khi pháp luật có những quy định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn và có chế tài đủ sức răn đe hơn để thanh lọc các nội dung thông tin trên các kênh mạng xã hội, các bậc phụ huynh hãy có những biện pháp kịp thời để bảo vệ con mình trước những nguy cơ từ thế giới ảo.

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/

By admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *