Hiến pháp năm 2013 thừa nhận quyền tự do ngôn luận của công dân, khi thực hiện quyền này đang nảy sinh suy nghĩ nhận thức ở một số người cho rằng:  tự do ngôn luận là được tự do nói năng, phát ngôn, bình luận chia sẻ, phát tán thông tin mà không chịu bất cứ trách nhiệm hay ngăn cản nào, thậm chí đó là những phát ngôn xuyên tạc sự thật, thông tin sai lệch, bình luận thiên lệch, phiến diện tùy tiện… nếu ai hạn chế quyền nói năng, bình luận, phát tán thông tin của người khác là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, vậy bản chất của vấn đề ở đây là gì, thực chất nhận thức như vậy là  phiến diện và không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm, chúng ta biết rằng trên thực tế không bao giờ có quyền tự do tuyệt đối cả, mà nó còn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập quán, đạo đức xã hội.

Vừa qua, sự việc bà Phương Hằng liên tục đưa nhưng thông tin gây sốc liên quan đến giới sowbiz lên mạng xã hội và đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Có thể thấy pháp luật thừa nhận quyền tự do ngôn luận (Điều 25 Hiến Pháp 2013) và bà Hằng có quyền nói ra sự thật. Còn nếu như những điều bà Hằng nói là không đúng sự thật thì những nghệ sỹ liên quan đến vụ việc có quyền tố cáo bà Hằng đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi vu khống. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì cũng chưa thấy có nghệ sỹ nào đứng ra tố cáo bà Hằng. Điều này có thể được hiểu là những gì bà Hằng nói là có thật và bà Hằng có tài liệu chứng minh lời nói của mình là đúng sự thật.

Và những điều bà Hằng nói cũng phần nào nói lên mặt trái của giới sowbiz Việt, ví dụ như vụ việc nghệ sỹ Hoài Linh giữ một số tiền lớn của các nhà hảo tâm quyên góp để giúp bà con lũ lụt. Sự việc này đúng sai thế nào còn chưa rõ, tuy nhiên nếu Hoài Linh nhận thấy việc bà Hằng tố cáo mình là sai thì Hoài Linh có quyền khởi kiện ra Tòa Án hoặc thậm chí có quyền tố cáo bà Hằng tội “Vu khống” đến cơ quan chức năng.

Tóm lại, bà Hằng có quyền tự do ngôn luận tuy nhiên điều này bị giới hạn bởi luật pháp, cụ thể nếu bà Hằng đưa các thông tin lên mạng xã hội có liên quan đến những tổ chức và cá nhân mà các chủ thể này nhận thấy trong lời nói của bà Hằng mang tính xúc phạm danh dự nhân phẩm thì họ có quyền khởi kiện hoặc tố cáo “Tội làm nhục người khác” theo Điều 155 BLHS, trường hợp thông tin bà Hằng đưa không đúng sự thật thì họ cũng có quyền khởi kiện và tố cáo “Tội vu khống” theo Điều 156 BLHS.

==============================

Luật sư Phạm Kỳ Dương  

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2021

By admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *