1. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

Theo Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ khi có sự yêu cầu của cha, mẹ, hoặc cá nhân tổ chức theo quy định của pháp luật;

– Căn cứ thay đổi quyền nuôi con:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Khi đó, hai bên có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện trực tiếp nuôi con dựa vào các yếu tố:

  • Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
  • Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Trong trường hợp này, để có thể thay đổi quyền nuôi con thì một bên phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa.

* Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

  1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi quyền nuôi con:

* Trình tự thực hiện:

– Người yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền.

–  Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Tòa án thụ lý vụ án.

– Tiến hành hòa giải, thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con. Nếu hòa giải không thành thì thực hiện các thủ tục tiếp theo đưa vụ án ra xét xử.

* Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

– Bản án ly hôn

– Các tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi người nuôi con là có căn cứ và hợp pháp;

– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  1. Thẩm quyền giải quyết

– Trường hợp tranh chấp, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con xảy ra giữa các đương sự là người Việt Nam không có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân quận/huyện có thẩm quyền giải quyết.

– Trường hợp tranh chấp, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con xảy ra giữa các đương sự có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

– Về thẩm quyền theo lãnh thổ:

+ Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận: Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

====================================

Luật sư Phạm Kỳ Dương

( Liên hệ: 098.650.6668

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

Văn phòng luật sư Giang Thanh

Địa chỉ: 197 Đặng Tiến Đông, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *