Công việc của Luật sư tư vấn và tranh tụng vụ án hình sự :

  • Cử luật sư tiếp xúc với bị can, bị cáo, người thân thích để nghiên cứu vụ việc, vụ án theo thông tin thân chủ cung cấp và thông tin khác do luật sư tự thu thập.
  • Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ, nhận định vụ việc, vụ án và đưa ra ý kiến chuyên môn cho thân chủ nắm được từ giai đoạn đầu của vụ án (từ khi bị mời làm việc, bị tạm giữ, bị tạm giam, bị xâm phạm ..).
  • Tiến hành thủ tục cần thiết để thân chủ mời luật sư, Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
  • Tiến hành các thủ tục tố tụng như cấp chứng nhận bào chữa, bảo vệ người bị hại.
  • Cử luật sư làm việc với cơ quan trại tạm giam, điều tra, cơ quan truy tố, cơ quan xét xử về vụ việc, vụ án tại tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
  • Cử luật sư tham gia tố tụng tài tòa án để bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa:
  • Phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc: Phiên tòa phúc thẩm (Kháng cáo, hoặc kháng nghị, Phiên giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

Luật sư tư vấn hình sự liên quan đến các nhóm tội phạm tại Hà Nội gồm:

  • Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia
  • Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
  • Nhóm tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân;
  • Nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu;
  • Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
  • Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
  • Nhóm tội xâm phạm về môi trường;
  • Nhóm tội xâm phạm về ma túy;
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;
  • Nhóm tội xâm phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông;
  • Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;
  • Nhóm tội xâm phạm về chức vụ;
  • Nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
  • Nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
  • Nhóm tội xâm phạm hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

 

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ

Trong một phiên toà hình sự sẽ bao gồm nhưng thủ tục chính: Như khai mạc phiên toà, xét hỏi, tranh luận và nghị án. Trong các giai đoạn này, một luật sư giỏi, cần phải biết khai thác tối đa triệt để, kỹ năng xét hỏi và tranh luận để bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

  1. Kỹ năng xét hỏi:

* Nghệ thuật xét hỏi của luật sư có vai trò quan trọng để dạt được hiệu quả bào chữa, hay nói cách khách phần xét hỏi chính là tiền đề cho phần bào chữa tiếp theo. Về nguyên tắc luật sư xét hỏi sau phần xét hỏi của kiểm sát viên, tuy nhiên việc xét hỏi ai và hỏi thế nào đó là quyền của luật sư.

* Khác với các thành viên hội đồng xét xử, luật sư có thể đặt các dạng câu hỏi khác nhau cho phù hợp với chiến thuật. Có câu hỏi yêu cầu người trả lời theo nội dung, có câu hỏi yêu cầu người trả lời khảng định hay phủ nhận.

* Không nên tập trung hỏi thân chủ của mình nhiều, trước phiên toà luật sư chỉ nên hướng dẫn thân chủ cách khai báo. Chỉ hỏi thân chủ về những tình tiết gỡ tội và giảm nhẹ tội. Nếu bị cáo nhận tội thì hỏi xem về mẫu thuẫn giữa lời nhận tội và những chứng cứ khác. Hỏi để làm rõ hoàn cảnh phạm tội, động cơ mục đích phạm theo hướng có lợi cho thân chủ.

* Tập trung xét hỏi các đương sự khác như người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, những bất hợp lý, mâu thuẫn trong lời khai của họ để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Để nâng cao hiệu quả bào chữa, luật sư caaffn triệt để khai thác những mâu thuẫn, những sai sót nghiêm trọng trong tố tụng, đồng thời tăng tính thuyết phục trong việc gỡ tội, giảm nhẹ tội.

* Đồng thời với việc xét hỏi thì luật sư cần theo sát diễn biến phiên toà để bảo vệ thân chủ khỏi việc bị mớm cung, dụ cung hoặc bảo vệ danh dự và nhân phẩm của thân chủ từ phía những người xét hỏi khác…

* Trong khi theo dõi quá trình xét hỏi, luật sư có quyền phản đối những vi phạm tố tụng của những người xét hỏi khác (như mớm cung, dụ cung, công bố bản cung tại cơ quan điều tra trước khi xét hỏi…) và yêu cầu chủ toạ phiên toà ngăn chặn các vi phạm pháp luật này.

* Ngoài việc xét hỏi luật sư còn có có thể tham gia các hoạt động xét hỏi khác theo quy định trong BLTTHS như:

– Tham gia xét hỏi tại chỗ những vật chứng không thể mang đến phiên toà.

– Trình bày ý kiến của mình về những vật chứng không thể mang đến phiên toà.

– Tham gia xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm và đưa ra ý kiến của mình về việc xem xét đó.

– Đánh giá và đưa ra ý kiến về những tài liệu được công bố tại Toà.

– Nhận xét và đánh giá về kết quả giám định, đề nghị giám đị lại hoặc giám định bổ sung nếu thấy có căn cứ theo quy định của BLTTHS 2015.

– Trong quá trình xét hỏi nếu thấy cần công bố lời khai của người tham gia tố tụng nào, tài liệu nào có lợi cho thân chủ thì luật sư để nghị hội đồng xét xử công bố.

– Luật sư xét hỏi không chỉ một lần mà còn có thể hỏi thêm hoặc đề nghị HĐXX xét xử hỏi thêm nếu thấy việc xét hỏi có thể xuất hiện những tình tiết gỡ tội cho thân chủ…

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

  1. Kỹ năng tranh luận của luật sư.

* Nhiệm vụ của luật sư là căn cứ vào thực tế vụ án, các quy định của pháp luật để trình bày nhằm loại bỏ hoặc giảm nhẹ TNHS cho thân chủ.

* Khi bào chữa luật sư cần chú ý để lời bào chữa của mình không những chặt chẽ về mặt pháp lý mà còn logic hình thức.

* Để nâng cáo tính thuyết phục trong lời bào chữa, luật sư có thể nhất trí với phần luận tội của viện kiểm sát ở một số nội dung (nếu như phần luận tội đó đã rõ ràng mà không thể có cách đánh giá nào khác) và sau đó đưa ra nhận định, kiến nghị của mình, điều này tạo ra ấn tượng luật sư luôn tôn trọng sư thật khách quan của vụ án.

* Luật sư cần thận trọng khi đánh giá các tình tiết gỡ tội hay các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho thân chủ. Các tài liệu chứng cứ đưa ra phải có tính chính xác và tính thuyết phục cao, làm rõ bản chất của sự việc, tạo cho HĐXX và những người tham gia tố tụng cảm giác nhẹ nhàng thoải mái.

* Luật sư khai thác triệt để những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho thân chủ như: Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả….

* Luật sư không chỉ gỡ tội cho thân chủ mà còn giúp thân chủ và người nhà thân chủ giảm bớt tâm lý lo âu, căng thẳng…

* Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, luật sư cần khai thác triệt để những chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội hoặc những thiệt hại thực tế đã xảy ra (thiệt hại về vật chất và tinh thần, mức độ trách nhiệm đối với hậu quả mà thân chủ mình phải gánh chịu, mối quan hệ giữa thân chủ của mình đối với bị cáo và các đương sự khác). Từ đó, luật sư đưa ra những quan điểm có lợi nhất để bảo vệ thân chủ…

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

III. Kỹ năng cần có của luật sư để bào chữa, bảo vệ cho bị cáo hoặc các đương sự khác trong vụ án hình sự.

* Trình bày lời bào chữa, bảo vệ theo dàn ý có sẵn, việc này sẽ giúp luật sư bào chữa, bảo vệ đúng trọng tâm, làm toát lên những ý chính mà luật sư cần bào chữa, bảo vệ. Tránh dông dài, tràn lan, bỏ sót những điểm quan trọng.

* Không lệ thuộc quá nhiều vào bản luận cứ đã chuẩn bị sẵn, vì điều này làm cho luật sư mất đi tính chủ động sáng tạo, tính thuyết phục về cảm xúc lời nói khi kết hợp với những biểu lộ khác như ánh mắt, nét mặt và các cử chỉ khác…

* Trong trường hợp cần thiết phải đọc bản luận cứ đã chuẩn bị sẵn, đã được chỉnh sửa, bổ sung tại phiên toà để đảm bảo tính chính xác về các số liệu, sự việc thì luật sư vẫn phải kết hợp việc giải thích để HĐXX rõ từng vấn đề, tránh đọc nhỏ và nhanh khiến người nghe không hiểu được vấn đề luật sư cần trình bày.

* Phải dồn hết tâm huyết của mình vào bài bào chữa, bảo vệ, ngôn ngữ trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, nói to rõ ràng để HĐXX có thể nghe được. Giọng nói trầm bổng và cần nhấn mạnh vào những vấn đề quan trọng để thu hút sự chú ý và thuyết phục được HĐXX.

* Khi trình bày phải đưa ra những chứng cứ, phân tích chứng cứ một cách logic và chặt chẽ. Vận dụng, bình luận các quy định pháp luật cần áp dụng một cách thuyết phục để bảo vệ quan điểm bào chữa của mình.

* Trong phần kết luận cần chốt lại những vấn đề đã trình bày ở trên để đề nghị HĐXX xem xét.

* Trình bày lời bào chữa cần nghiêm túc, tôn trọng HĐXX. Tránh xúc phạm những người tham gia tố tụng khác.

* Trước khi dừng lời cần bày tỏ sự tin tưởng vào phán quyết của HĐXX để tranh thủ sự ủng hộ của HĐXX khi nghị án.

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

  1. Đối đáp.

* Khi tham gia đối đáp, luật sư phải trả lời ngay những ý kiến của phía bên kia mà không có nhiều thời gian chuẩn bị. Vì vậy muốn đối đáp sắc bén và kịp thời luật sư phải lắng nghe, ghi chép đầy đủ ý kiến của bên kia, ghi lại những lý lẽ cần đáp lại. Khi trình bày, luật sư cần trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào những vấn đề cần phản bác. Ngoài những chứng cứ đã chuẩn bị sẵn thì luật sư cần khai thác triệt để những mâu thuẫn mà bên kia trình bày để bảo vệ quan điểm của mình.

* Luật sư cần lưu ý khi đối đáp thường căng thẳng, luật sư cần phải giữ bình tĩnh, tuân theo sư điều khiển của HĐXX, tôn trọng những người tham gia tố tụng, tránh lợi dụng quyền tranh luận để cãi nhau tay đôi, xúc phạm người khác.

* Nếu trong quá trình tranh luận, luật sư phát hiện được những vấn đề được nêu ra nhưng chưa được xét hỏi thì luật sư đề nghị HĐXX quay trở phần xét hỏi để làm rõ hơn vấn đề này.

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

  1. Những điều cần lưu ý ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà.

* Luật sư cần chú ý theo dõi phiên toà để xem có đảm bảo thủ tục tố tụng theo quy định trong BLTTHS 2015 hay không. Khi thư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập thì luật sư cần ghi lại để nắm được, nếu có người triệu tập vắng mặt gây bất lợi cho thân chủ của mình thì luật sư cần chuẩn bị sẵn ý kiến để đề nghi với HĐXX.

* Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được cáo trạng, hoặc chưa nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử thì luật sư phải đề nghị HĐXX cho hoãn phiên toà> Nếu bị cáo chưa được HĐXX giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà hoặc hỏi họ có muốn thay đổi người tham gia tố tụng hay không thì luật sư phải đề nghị HĐXX cho hị thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

* Khi thấy có người làm chứng biết về các tình tiết của vụ án mà người làm chứng này chưa được Toà Án triệu tập thì luật sư đề nghị triệu tập thêm người làm chứng. Luật sư cần nói rõ lý do đề nghị triệu tập người làm chứng. Khi có các tài liệu chứng cứ quan trọng mà trước đó chưa cung cấp cho Toà án thì luật sư giao nộp cà đề nghị HĐXX công bố những chứng cứ đó và xem xét tại phiên toà.

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

Vì sao bạn nên chọn Luật sư Hình Sự Hà Nội?

  • UY TÍN:  Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.
  • CHUYÊN NGHIỆP:  Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.
  • TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.
  • KINH NGHIỆM: Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn và tranh tụng các vụ án hình sự.
  • CHI PHÍ HỢP LÝ:  Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn cân đối để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn và khối lượng công việc của luật sư.
  • YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.
  • CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

Liên hệ luật sư tại Hà Nội:

Luật sư Phạm Kỳ Dương

( Liên hệ: 098.650.6668

Email: luatsukyduong@gmail.com

Website: http://luatsuhinhsuhanoi.com.vn/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *